Giá bấp bênh, bán không được giá, chịu sức ép từ thương lái,…- một số nhược điểm của việc bán thủy hải sản tươi, phương pháp được nhiều chủ tàu thuyền đánh bắt xa bờ đang lựa chọn. Thay đổi cách làm hiện tại là việc ngư dân cần phải làm! Dưới đây là 3 cách giúp tăng giá trị kinh tế từ thủy hải sản của mayviendong.vn. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Chế biến hải sản tươi thành các loại thực phẩm khô là cách làm giúp ngư dân gia tăng giá trị kinh tế của thủy sản cách nhanh nhất. Một số lợi ích có thế nhìn thấy rõ khi bạn chịu đầu tư thêm thiết bị, dụng cụ phơi sấy, bỏ thêm công sức chế biến,hải sản khô:
Thủy hải sản tươi có rất nhiều cách để chế biến thành đặc sản khô, một số cách chế biến được nhiều người áp dụng như:
Sấy khô sống
Đây là cách sấy khô nguồn hải sản hoàn toàn TƯƠI SỐNG, không thông qua các công đoạn như: ngâm muối, nấu chín… Cách làm này được áp dụng để sấy khô nhiều loại thực phẩm như: mực khô, tôm khô, cá khô, rong khô,..
Sấy khô chín
Khác với sấy khô sống, thủy hải sản sấy bằng phương pháp này lại được hấp chín lên trước khi đem sấy hoặc phơi khô. Sò khô, tôm khô, hàu khô, bào như khô (các loại hải sản có giáp xác hoặc có vỏ cứng)
Sấy khô mặn
Tương tự như cách sấy khô chín, sấy khô mặn cũng được ướp muối trước khi đem chế biến thành hải sản khô.
Tạo ra các loại đặc sản khô từ nguồn hải sản tươi sống đang mang lại nguồn giá trị kinh tế lớn cho các nhiều ngư dân ven biển. Tuy nhiên, điều kiện sản xuất không đạt tiêu chuẩn, kỹ thuật phơi sấy lạc hậu, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết đang ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sản xuất của ngư dân.
Xây dựng các thương hiệu mắm truyền thống từ các loại thủy hải sản tươi sống là hướng đi cũng được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của cách làm này là: có thể tận dụng đực tối đa các loại thủy hải sản trong quá trình đánh bắt. Mắm được chia thành nhiều loại khác nhau như:
Tuy nhiên, để có được mẻ mắm thơm ngon đòi hỏi người ngư dân cần có cách chế biến, tẩm ướp riêng biệt để thu hút được khách hàng. Đặc biệt, thời hạn sử dụng của các loại mắm thủ công này tương đối ngắn → Gây sức ép lên việc tìm khách hàng cho các loại mắm đặc sản này.
Làm dầu cá từ các loại cá biển nhiều chất béo đang phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhu cầu thị trường nhiều, nguồn dầu cá nhập khẩu lại có giá thành cao → Đây chính là cơ hội làm giàu cho nhiều ngư dân nuôi cá trong lồng bè cũng như ngư dân đánh bắt xa bờ với trữ lượng cá lớn.
Cá sau tươi sau khi sơ chế sẽ trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau trước khi thành dầu cá, như: Hấp chín → nghiền → ép → tách nước- dầu → tách nước lần 2.
Dầu cá được sản xuất từ những loại cá nhiều chất béo, giá trị dinh dưỡng cao thường có giá trị cao hơn từ 2-3 lần những loại dầu cá thông thường. Tuy nhiên, lượng dầu cá ép được nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào độ tươi ngon của cá, do đó cá cần được bảo quản bằng những phương pháp hiện đại, chuyên nghiệp.
Sản xuất dầu cá từ nguồn hải sản tươi ngon, chất lượng mang lại giá trị kinh tế cao nhất nhưng cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị nhất.
Hiện nay, 1L dầu cá đang có giá dao động trong khoảng từ 500- 800 ngàn đồng. 5-7 kg cá ngừ cho ra 1L dầu cá Nếu trừ đi tất cả các chi phí như: nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công, hao phí máy móc,… bạn có thể thu lợi từ 200- 400 ngàn đồng/L dầu.
Trên đây là 3 cách giúp tăng giá trị kinh tế của thủy hải sản tươi. Thay vì bán chúng với giá rẻ, nguồn lợi KHÔNG CAO, bạn có thể áp dụng những cách trên để làm giàu.
>>> Người ngư dân nghèo đổi đời từ việc sản xuất thủy hải sản khô
Tôi đang quan tâm đến dây chuyền làm chà bông. Xin hãy tư vấn và báo giá dây chuyền giùm giùm tôi.
SDT:0962355388
Mail: [email protected]
Viễn Đông sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn.