Người ngư dân nghèo đổi đời từ việc sản xuất thủy hải sản khô

Trong khi nhiều người ngư dân từ bỏ nghề với lý do thu nhập THẤP, thì có một một người lại làm giàu từ việc “bám biển”. Vẫn lựa chọn công việc đánh bắt xa bờ vất vả, chỉ khác ở chỗ thay vì bán thủy hải sản tươi cho thương lái, người đàn ông này lại xây dựng cơ sở sản xuất thủy hải sản khô và bán chúng với giá thành cao hơn.

Câu chuyện của anh Hùng (Quảng Ngãi) sẽ giúp nhiều người thay đổi về việc: “Nghề ngư dân KHÓ có thể làm giàu”.

anh hùng

 

 

Lao đao, muốn từ bỏ nghề vì bán cá tôm tươi KHÔNG ĐƯỢC GIÁ

Cũng như nhiều người ngư dân khác tại Bình Sơn (Quảng Ngãi) anh Hùng đã ra khơi đánh bắt xa bờ từ năm 10 tuổi, đến năm 50 tuổi, anh thay bố của mình quản lý con thuyền của gia đình. Thuyền của anh Hùng là con thuyền gỗ nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 14m, phần rộng nhất của thuyền chưa tới 5m.

hải sản khô

Sản lượng thủy sản đánh bắt bấp bênh!

Mỗi chuyến ra biển mất từ 10-12 ngày. Tùy vào vùng nước mỗi khu vực mà mỗi lần ra khơi loại thủy sản bắt được cũng không giống nhau. Nhưng, chuyến ra khơi nào cũng có thể bắt được: mực (mực ống, mực nang vân hồ,…), cá thu, cá ngừ,… Nếu may mắn mỗi chuyến có thể bắt được từ 1,5-2 tấn cá tôm các loại, không may mắn thì <1 tấn.

hải sản khô

Muốn bán cá tôm được giá cao không phải chuyện dễ dàng

Thủy sản đánh bắt trên tàu của anh được chi làm 2 loại: ướp đá và bán tươi sống. Tuy nhiên, đa phần là hải sản ướp lạnh bằng đá trong khoang vì chỉ có một số loại cá đặc thù như cá mú mới có thể đảm bảo chúng còn tươi sống.

Số lượng cá tươi sống khá ít, thường được anh bán ngay trên biển cho các thương lái chuyên thu mua. Giá bán của chúng tuy cao hơn loại cá ướp lạnh nhưng nếu so với giá bán trên đất liền cũng chỉ bằng 1/5- 1/3.

Cá tôm được ướp đá trong khoang thuyền, khi cập bến sẽ được thương lái phân loại và thu mua luôn. Giá trung bình của các loại cá tôm dao động trong khoảng từ 30.000- 50.000 VNĐ/kg. Nếu đánh bắt thuận lợi, mỗi chuyến có thể thu được từ 45-75 triệu đồng.

hải sản khô

Có rất nhiều loại chi phí cho mỗi chuyến đánh bắt xa bờ như: Trả lương chi thuyền viên 5-6 triệu đồng/người; chi cho dầu máy, thức ăn trên thuyền 8 triệu đồng; sửa chữa thuyền 5-10 triệu đồng. Con thuyền của anh Hùng có 5 người → Tổng chi phí khoảng 40 triệu đồng.

Anh chia sẻ: ” Mỗi chuyến ra biến nếu may mắn có thể lời khoảng 15-20 triệu đồng, nhưng cũng có nhiều lần lời lãi không được bao. Nhiều lần ra biển gặp bão, cá không bắt được, thuyền bị hỏng nặng, phải bù cả chục triệu đồng để sửa chữa thuyền. Lúc đó chỉ muốn bỏ nghề để đi làm công trên thành phố”.

Giữa vòng xoáy tìm được con đường mới giúp “thoát lao đao”

Mọi thứ thay đổi trong một lần anh Hùng thăm bà con tại Phú Quốc. Tại đây, anh thấy người ta bán rất nhiều loại đặc sản khô đem về làm quà như: mực khô, các loại cá biển khô, tôm khô,… Đây không phải là những loại thủy hải sản khô đặc biệt quý giá gì, thậm chí có cả những loại cá anh thường xuyên đánh bắt.

Giá hải sản khô khá cao: 1 kg mực khô có giá dao động từ 700 ngàn- 1,5 triệu đồng, nhưng lại được rất nhiều du khách ưa chuộng.

hải sản khô

Ý tưởng làm giàu đến với anh Hùng: “Tôi thấy hải sản khô bán được giá cao, lại rất dễ làm, không có yêu cầu gì quá cao, khách hàng lại ưa chuộng. Vậy tại sao mình không làm giống như họ? Bán thủy hải sản khô thay vì bán tươi giá thấp như trước đây”

Thoát nghèo nhờ mạnh dạn sản xuất thủy hải sản khô

Với suy nghĩ đó, anh đã mạnh dạn thay đổi cách làm hiện tại: Thay vì bán hải sản tươi, anh Hùng dùng số hải sản mình đánh bắt được và đem phơi khô hải sản. Mỗi tháng, khoảng 15 ngày anh Hùng lênh đênh trên biển đánh cá, ngày còn lại, anh cùng gia đình tập trung vào xưởng sản xuất hải sản khô tại nhà.

hải sản khô

Khó khăn bước đầu trong việc xây dựng xưởng sản xuất hải sản khô

Anh hùng chia sẻ: “Các bước làm hải sản khô cũng không quá khó, vì mình là dân biển mà! Thời tiết tại Quảng Ngãi nắng nóng, khô hạn quanh năm, rất thích hợp để làm khô hải sản. Khó là ở những ngày mưa bão, chỉ lo cá tôm bị ẩm mốc, hỏng hết thôi.”

6 tháng đầu từ khi bắt tay vào xây dựng khu sấy thủy hải sản khô, anh Hùng gặp khá nhiều khó khăn. Trong đó lớn nhất phải kể đến tìm đầu ra cho sản phẩm. Chỉ bán tại những xã nhỏ trong khu vực Bình Sơn khiến sản phẩm của anh khó lòng cạnh tranh được với những mặt hàng hải sản khô sẵn có tại đây. Điều này đã dẫn đến việc sản phẩm của anh bán khá chậm trong thời gian này.

hải sản khô

Thành công nhờ lựa chọn được địa điểm phân phối thông minh

Từ đây, anh bắt đầu làm quen với nhiều đại lý lớn tại các huyện không có biển như: Trà Bồng, Sơn Hà,… hoặc tại các tỉnh nhiều khách du lịch như Quảng Nam và bán cho khách du lịch tại đây. Chính vì thế, lượng bán các loại hải sản khô nhà anh tăng nhanh chóng.

hải sản khô

⇒ Thay đổi cách làm hiện tại là quyết định đúng đắn:

Bài toán kinh doanh: 1kg mực tươi có giá 50.000 VNĐ, trong khi đó, 1kg mực khô có giá khoảng 500.000-800.000 VNĐ. Cứ 3- 4 kg tươi = 1kg khô. → Anh Hùng có thể lãi từ 350.000- 600.000/kg mực khô (trong khi nếu bán đứt mực tươi, số tiền này chỉ khoảng 150.000- 200.000 ngàn đồng.

Sau 3 năm, xưởng sản xuất nhà anh đã tăng quy mô lên gấp 2 lần.Anh đã quyết định đóng tàu vỏ thép mới với khả năng đánh bắt tốt hơn, trữ lượng được nhiều hơn. Bên cạnh đó, anh Hùng còn hợp tác với một số chủ tàu thuyền khác để đảm bảo nguồn cung hải sản cho xưởng luôn đảm bảo.

tàu vỏ thép

Qua câu chuyện của anh Hùng, ta thấy rằng: Chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ, dám thay đổi bạn chắc chắn sẽ thành công!

>>> Tìm ra các phương pháp sấy hải sản khô GIÁ RẺ- NĂNG SUẤT CAO

Từ khóa:

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Thông báo cho