Bố trí bếp nhà hàng hải sản ven biển sao cho hiệu quả?

Đối với tất cả các nhà hàng nói chung và nhà hàng hải sản ven biển nói riêng, cách bố trí căn bếp cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu suất và chất lượng làm việc của những người đầu bếp. Dưới đây là các cách bố trí căn bếp nhà hàng hải sản ven biển cho bạn đọc tham khảo.  

bếp nhà hàng hải sản

Bố trí các khu trong căn bếp nhà hàng hải sản

Thường trong căn bếp sẽ chia thành 5 khu:

  • Khu kho
  • Khu sơ chế
  • Khu nấu
  • Khu ra món
  • Khu rửa

bếp khách sạn

Các khu thường sẽ được bố trí như dưới đây.

Khu kho

Khu kho thường được dùng để

  • Chứa các dụng cụ nhà bếp, ly, dao kéo, khăn trải bàn,… các hóa chất vệ sinh.
  • Chứa thực phẩm cần được bảo quản động và đông lạnh, có các thiết bị như: tủ đông công nghiệp, tủ mát công nghiệp, tủ đông công nghiệp, tủ cấp đông nhanh,..
  • Lưu trữ đồ hộp thông qua chế biến: sử dụng kệ inox thanh, hay kệ inox phẳng để lưu trữ thực phẩm.
  • Lưu trữ các thực phẩm tươi sống, rau củ,… được nhập về.

khu kho

Khu sơ chế

Là khu chuẩn bị thức ăn đã rửa, cắt, thái thực phẩm. Thông thường khu sơ chế chia thành một phần sơ chế thái thực phẩm tươi sống như thịt, các và một phần sơ chế cắt, tỉa, gọt rau củ,…

Khu sơ chế cần được đặt gần khu kho lưu trữ, giúp đầu bếp có thể lấy thực phẩm tươi, chuẩn bị đĩa và đưa chúng vào khu nấu ăn nhanh chóng.

Ở đây sẽ cần các thiết bị bếp như: chậu rửa, mát thái thịt, bàn, kệ thanh,…

khu sơ chế

Khu nấu

Đây là khu chính của nhà bếp – nơi món ăn được hoàn thành. Và cũng giống như khu sơ chế, khu nấu có thể chia thành các phần nhỏ: chuyên nấu nướng, chuyên nướng, chuyên chiên.

Có thể bạn cần biết: Tìm hiểu về những thiết bị quán lẩu nướng không khói cơ bản

Vì đây là nơi hoàn thành thức ăn nên cần phải đặt ở gần mặt trước của nhà bếp bên cạnh khu vực ra món để dễ dàng cho việc phục vụ.

Thiết bị bếp nhà hàng dành cho khu nấu thường có: lò nướng, bếp nấu ( bếp âu, bếp á, bếp hầm), tủ nấu cơm, bếp chiên,,.. hệ thống hút khói,…

khu nấu

Khu ra món

Đây là nơi đầu bếp soạn thức ăn ra cho khách hoặc là nơi khách tự đến lấy thức ăn theo khẩu phần ăn thích hợp của nhà hàng.

Khu này cần được đặt ngay trước nhà bếp, ngay sau khu nấu ăn, nhằm tiết kiệm thời gian và khoảng cách phục vụ được nhanh chóng nhất có thể.

Ở đây thường được đặt các bàn, kệ inox,… phục vụ cho việc ra món.

khu ra món

Khu rửa

Khu rửa là nơi để vệ sinh các thiết bị, các đồ dùng thiết bị bếp ăn công nghiệp bẩn sau khi khách hàng sử dụng hay sau khi các đầu bếp chế biến xong.

Khu này thường được đặt gần lối vào nhà bếp để hệ thống dễ dàng thải thức ăn dư thừa. Và gần khu kho lưu trữ để đầu bếp nhanh chóng làm sạch thực phẩm trước khi nấu.

Nhìn chung khi bố trí các khu cần đáp ứng được:

  • Mọi khu bếp nhà hàng phải đảm bảo những yêu cầu chung là thông thoáng, sạch sẽ. Đồng thời giúp nhân viên dễ dàng trong việc di chuyển.
  • Mỗi khu vực có mỗi chức năng, đặc điểm khác nhau.
  • Khu vực chế biến hải sản được đặt ở trung tâm. Xung quanh còn bố trí các khu vực như kho, khu sơ chế…

khu rửa

Một số kiểu bố trí thường được áp dụng

Bố trí tối ưu hóa công việc

Trong một cấu hình hoàn toàn làm việc, các thiết bị nhà bếp được bố trí theo những gì là thoải mái và hiệu quả nhất cho các đầu bếp và công nhân thì thường ít có hiệu quả năng lượng.

Ví dụ, một nhà bếp có thể có một tủ lạnh công nghiệp bàn nằm ngay bên cạnh bếp chiên. Mặc dù đây không phải là tiết kiệm năng lượng, do nó cho phép khoai tây đông lạnh hoặc thịt gà sẽ được chuyển trực tiếp từ tủ đông đến bếp chiên, mà không cần đầu bếp di chuyển.

bếp nhà hàng hải sản

Bố trí dây chuyền

Thiết kế này là lý tưởng cho một nhà hàng mà chủ yếu là sản xuất với số lượng lớn các loại thực phẩm tương tự như pizza hay bánh mì.

Trong một cấu hình dây chuyền lắp ráp, nhà bếp được đặt ra theo trình tự sử dụng, và các phần của thiết bị bếp inox liên kết thành một dòng.

Ví dụ, một cửa hàng bánh pizza có thể bắt đầu với các tủ lạnh công nghiệp, di chuyển đến các khu vực bột tạo hình, sau đó đến bàn chuẩn bị bánh pizza, sau đó đến lò nướng bánh pizza, và cuối cùng là máy sưởi ấm rồi đến khu vực phục vụ.

bếp nhà hàng hải sản

Bố trí khu vực

Trong một cấu hình thiết bị bếp ăn công nghiệp phân theo khu vực, nhà bếp được chia thành các khu vực hoặc các khối khác nhau. Nói chung, có một khối để chuẩn bị thức ăn, một khối để nấu ăn, một khối để làm lạnh và làm đá, một khối cho vệ sinh và các thiết bị rửa, và một khối cho quá trình chuyển đổi từ bếp đến khu phục vụ.

Thậm chí còn có thể có nhiều khối. Ví dụ, một nhà bếp lớn có thể cần hai khối chuẩn bị thức ăn: một gần khu lạnh và một gần thiết bị nấu ăn.

bếp nhà hàng hải sản

Bố trí bếp nằm trung tâm

Bếp ở trung tâm là phong cách rất phổ biến ở cả bếp nhà dân và bếp công nghiệp. Nó tương tự như cấu hình khu vực nhưng có một khối chính ở giữa.

Thông thường, với bếp công nghiệp thiết bị bếp cao cấp nấu nướng ở giữa, khu vực chuẩn bị thực phẩm, lưu trữ và khu vực soạn chia nằm xung quanh. Điều ngược lại cũng phổ biến, với các thiết bị chuẩn bị ở trung tâm và thiết bị nấu ăn trên các bức tường bên ngoài.

bếp nhà hàng hải sản

Từ những thông tin trên, chúc bạn đọc có được những cách bố trí căn bếp nhà hàng hải sản sao cho hợp lý nhất giúp tối ưu hóa công việc trong bếp!

>>>Căn bếp nhà hàng hải sản ven biển không thể thiếu những thiết bị này<<<

Từ khóa:

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Thông báo cho