Khi thiết kế căn bếp cho khách sạn 2 sao có nhiều điều cần lưu ý, tuy nhiên bài viết này sẽ chỉ ra những lưu ý khi thiết kế bếp khách sạn 2 sao rất quan trọng mà lại rất dễ bị bỏ qua. Bạn đọc hãy đọc và lưu lại cho mình nhé!
Thông thường quy trình setup nhà hàng một bếp ăn công nghiệp bao gồm các khu vực như: khu sơ chế, khu gia công, khu chế biến, khu ra đồ, khu rửa, vệ sinh.
Việc bố trí các khu vực trong bếp ăn riêng biệt là điều kiện bắt buộc đối với các bếp trong nhà hàng nếu muốn tăng tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và đảm bảo cho vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tốt nhất.
Đồ đạc trong các khu vực thiết bị bếp công nghiệp cũng cần được sắp xếp theo từng nhóm đồ sao cho khoa học và hợp lý nhất, thuận tiện nhất cho người làm bếp, phòng trường hợp những lúc đông khách sẽ tiết kiệm tối đa thời gian xử lý các món ăn hơn.
Khác với bếp ăn của trường học hay các công ty, xí nghiệp mỗi khách sạn đều có menu các món ăn cố định và có nhiều món ăn.
Vì vậy mà việc bố trí thiết bị bếp ăn công nghiệp ở khách sạn 2 sao để có thể tận dụng tối đa không gian để chế biến các món ăn là điều không dễ dàng.
Không nhất thiết phải phân bố khu vực riêng cho mỗi món ăn bởi làm như vậy sẽ tốn rất nhiều diện tích và không gian. Vì vậy, cần sắp xếp các dụng cụ, nguyên liệu chế biến hợp lý theo thứ tự Menu là được.
Bài viết cùng chủ đề: Tiêu chí chọn đơn vị cung cấp thiết bị bếp khách sạn tiêu chuẩn 2 sao
Khu sơ chế, khu chế biến, khu vệ sinh, khu lưu trữ đồ đạc… cần phải được tính toán để phân bố diện tích cho phù hợp với từng phong cách và tính chất của khách sạn. Nơi đây cần nhiều diện tích hơn một chút vì có khá nhiều nguyên liệu được nhập vào, bên cạnh đó là quy trình xử lý, sơ chế cũng cần nhiều khâu.
Tuy nhiên với các khách sạn Âu, Nhật khu vực chế biến cần có diện tích rộng rãi và là trung tâm của toàn khu là thiết bị nhà hàng. Do vậy cần ưu tiên diện tích cho khu này.
Thông thường, một khách sạn sẽ có các đầu bếp chính làm việc thay ca nhau vào sáng và chiều. Nhưng không thể không tính đến trường hợp có sự kiện đặc biệt hoặc các dịp lễ, tết; nhu cầu của khách hàng tăng cao, và cần nhiều đầu bếp cùng làm một lúc.
Vì vậy, không gian của bếp ăn công nghiệp dành cho khách sạn cần được bố trí hợp lý sao cho các đồ dùng thiết bị inox công nghiệp cần thiết phải gần các đầu bếp nhất có thể mà không gây ra sự lộn xộn khi họ làm việc chung.
Lưu ý 5: Chú trọng đến khâu vệ sinh ở tất cả các khu vực trong bếp ăn công nghiệp
Lưu ý cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng chính là vấn đề đảm bảo vệ sinh cho khu bếp, trong khâu này thùng rác chỉ cần đặt tại các khu sơ chế và rửa đồ để đựng đồ ăn thừa hoặc các phế phẩm sau khi sơ chế.
Tuy nhiên, các dụng cụ làm sạch như khăn lau, dung dịch cọ rửa nên được đặt ở tất cả các khu vực để có thể dễ dàng làm sạch dụng cụ nếu cần dùng ngay.
Việc cọ rửa tổng thể các khu vực cũng cần làm ngay và luôn trước khi nhà hàng đóng cửa sau một ngày làm việc, tránh để trong khoảng một tuần hoặc một thời gian dài không cọ rửa, dễ gây ẩm mốc, hư hỏng.
Lưu lại cho mình 5 lưu ý trên sẽ tại điều kiện để các đầu bếp và nhân viên trong khách sạn làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nhìn vào cũng thấy được một cách làm việc chuyên nghiệp, đáng để khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Với kinh nghiệm hơn 7 năm chuyên cung cấp các thiết bị bếp cao cấp cho bếp khách sạn lớn nhỏ. Viễn Đông đang bắt đầu vào tư vấn thiết kế thi công trọn gói cho bếp khách sạn, đơn vị tự tin mang đến cho bạn những ý tưởng vượt tầm trong kinh doanh khách sạn 2 sao.
>>>4 quy chuẩn khi thiết kế bếp nhà hàng hải sản ven biển<<<
Bình luận