Cách phân khu bếp nhà hàng- Cách bố trí bếp nhà hàng nên áp dụng

Thiết kế bếp nhà hàng đảm bảo các tiêu chí hợp lý- thuận tiện- gọn gàng- sạch sẽ sẽ giúp cho quá trình vận hành nhà bếp trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Muốn vậy, cách phân khu bếp hành và bố trí thiết bị là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bếp nhà hàng. Đọc bài viết này để tìm hiểu về cách phân khu bếp nhà hàng và cách bố trí bếp nhà hàng nên áp dụng.

cách phân khu bếp nhà hàng.010

Cách phân khu bếp nhà hàng

Trong khu vực dành riêng cho thưởng thức ẩm thực của nhà hàng, khách sạn hay các resort cao cấp thường có 30% diện tích để thiết kế bếp công nghiệp. Mỗi nhà hàng có một phong cách bố trí và thiết kế chuyên biệt. Tuy nhiên về cơ bản nhà hàng vẫn nên đảm bảo sắp xếp cân xứng các khu vực nấu nướng và phục vụ cơ bản theo chức năng bao gồm:

Khu bảo quản- Khu sơ chế- Khu chế biến- Khu bar và đồ uống- Khu rửa

cách phân khu bếp nhà 31

Khu bảo quản, lưu trữ thực phẩm

Kho lưu trữ thực phẩm là khu vực quan trọng đầu tiên trong bếp nhà hàng. Nó có chức năng dự trữ, bảo quản các loại nguyên liệu, thực phẩm phục vụ cho chế biến món ăn. Nếu kho bảo quản không lựa chọn thiết bị đảm bảo thì sẽ gây hỏng thức ăn và gián đoạn quá trình chế biến. Thiết kế khu bảo quản, lưu trữ thực phẩm cần đảm bảo các yếu tố:

  • Kho phải rộng, được bố trí hợp lý, gọn gàng 
  • Có sự thông thoáng để không làm hỏng thức ăn
  • Được vệ sinh, kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng kịp thời

cách phân khu bếp nhà hàng1

Trong khu bảo quản, lưu trữ thực phẩm, cần phải có những thiết bị hỗ trợ không thể thiếu. 

Tủ đông, tủ mát công nghiệp hoặc tủ lạnh công nghiệp để bảo quản thực phẩm. Tùy theo lượng thực phẩm nhiều hay ít thì trang bị tủ nhiều ngăn hay ít ngăn. Bên cạnh đó có thể sử dụng bàn đông, bàn mát tùy diện tích đặt để. 

Kệ inox nhiều tầng để chứa thực phẩm khô như gạo, gia vị, ….

Xe đẩy thức ăn inox để vận chuyển thực phẩm khi nhập kho, phân chia đồ ăn, hay di chuyển đến các khu vực khác. 

THIẾT BỊ KHU BẢO QUẢN-01-01

Khu sơ chế thực phẩm trước khi nấu

Khu vực này là nơi diễn ra quá trình sơ chế thực phẩm. Từ rã đông đến làm sạch, chặt, thái… các loại nguyên liệu được làm kỹ càng tại đây. Khu vực này cần bố trí các giá để, chậu rửa, dao thớt gọn gàng hợp lý. Đặc biệt, vật dụng khu sơ chế phải thiết kế vừa tầm với đầu bếp để dễ dàng lấy ngay khi cần. Ví dụ như thùng rác phải luôn được đặt dưới chân hoặc bên cạnh để tránh làm vướng. Các giá để đồ nên thiết kế loại nhiều ngăn càng tốt để có thể phân loại được các loại dụng cụ dễ dàng hơn. 

cách phân khu bếp nhà hàng2

Nhìn chung, khu vực sơ chế có nhiều dụng cụ nhỏ và phong phú hơn cả. 

thiết bị khu sơ chế

Khu chế biến món ăn

Khu vực chế biến món ăn là khu vực rất quan trọng, chiếm diện tích lớn nhất trong bếp nhà hàng. Khi thiết kế bếp nhà hàng, cần lưu ý diện tích khu chế biến phải đủ rộng để 4-5 đầu bếp hoạt động cùng lúc (tùy quy mô nhà hàng mà số lượng đầu bếp có thể ít hơn) thì mới đảm bảo được hiệu suất công việc. Khu vực này cũng chứa nhiều thiết bị nhà bếp quan trọng, nên việc đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn điện, gas cũng nên lưu ý. 

cách phân khu bếp nhà hàng41

Các thiết bị sử dụng trong khu chế biến chủ yếu làm từ inox, cách nhiệt, cách điện tốt và có độ bền cao. 

cách phân khu bếp nhà hàng.01

Khu bar và đồ uống

Nếu món ăn ngon là yếu tố giúp thực khách nhớ đến hương vị của nhà hàng thì một ly đồ uống là yếu tố quyết định chất lượng bữa ăn của họ. Khu bar và đồ uống chuyên phục vụ các loại rượu và nước uống cho khách hàng. Khu vực này điện tích không quá lớn, nhưng yêu cầu sạch sẽ, ngăn nắp rất cao vì có nhiều vật dụng và thiết bị nhỏ lẻ. Diện tích quầy bar nên đủ rộng để có 2 bartender hoạt động. 

cách phân khu bếp nhà hàng5

cách phân khu bếp nhà hàng.01

Khu rửa 

Đây là khu vực tập trung của tất cả các loại bát đĩa, xoong nồi bẩn đã qua sử dụng để tiến hành vệ sinh làm sạch. Khu vực này cần một diện tích đủ rộng vì bát đĩa, dụng cụ ăn uống sau khi phục vụ thường rất bừa bộn và cần không gian để thu dọn. Thiết bị bếp nhà hàng khu vực rửa cần bố trí sát tường, các giá thang treo lên cao để đảm bảo vệ sinh. 

cách phân khu bếp nhà hàng6

Các thiết bị phục vụ công việc này khá đa dạng:

  • Các dụng cụ đựng thức ăn sau khi phục vụ khách được tách riêng để rửa đảm bảo vệ sinh không lẫn lộn với đồ chín và dụng cụ.
  • Bàn có lỗ xả rác, vòi phun tráng và để xịt sạch các thức ăn dư thừa trên mặt đĩa trước khi cho vào máy.
  • Máy rửa chén: rửa chén bát dụng cụ, tự động phun hóa chất và nước nóng sau khi rửa để bát đĩa sạch và khô ngay.
  • Bàn và giá inox để úp bát đĩa dụng cụ sau khi rửa.
  • Xe đẩy inox 3 tầng để vận chuyển bát đĩa dụng cụ.

Nhìn chung, các khu vực trong bếp nhà hàng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị và bố trí phù hợp thì mới phát huy được hết công dụng của nó, từ đó đảm bảo quá trình vận hành và sử dụng ổn định, chất lượng. 

Tham khảo: >>> Cập nhật mức giá thiết bị bếp nhà hàng mới nhất năm 2019 <<<

Cách bố trí bếp nhà hàng thông dụng nên biết

Song song với cách phân khu bếp nhà hàng, các chủ kinh doanh cũng nên nghiên cứu đến cách bố trí các khu vực này sao cho thuận tiện sử dụng. Các kiểu bố trí bếp nhà hàng phù hợp sẽ đảm bảo được quá trình chế biến món ăn được ngon nhất, nâng cao công suất phục vụ và sự chuyên nghiệp của nhà hàng. Dưới đây là một số cách bố trí có thể tham khảo. 

cách phân khu bếp nhà hàng00

Bếp nhà hàng kiểu ốc đảo 

Nói đến ốc đảo, người ta dễ hình dung đến một hòn đảo nằm giữa đại dương. Theo liên tưởng này, các thiết bị bếp công nghiệp như lò nướng, bếp chiên,  bếp nướng và các loại thiết bị nấu nướng cơ bản khác sẽ bố trí thành một cụm đặt ở trung tâm gian bếp. Các khu còn lại như bảo quản, sơ chế, lên món và rửa được bố trí xung quanh theo thứ tự nhất định để đảm bảo sự dịch chuyển xoay vòng của thực phẩm trong bếp. 

Cách bố trí ốc đảo tạo không gian mở và trao đổi giữa các đầu bếp và thợ bếp với nhau. Kiểu thiết kế này phù hợp với các loại nhà hàng, khách sạn có không gian bếp lớn. 

cách phân khu bếp nhà hàng8

Bố trí kiểu phân khu bếp nhà hàng 

Cách bố trí phân khu bếp thành các khối riêng biệt với thiết bị bếp công nghiệp chính được đặt dọc theo tường. Hiển nhiên là các phân khu phải được bố trí theo một quy luật nhất định tạo sự lưu thông tốt trong bếp.

Thông tin và giám sát trong bếp nhà hàng ở cách bố trí này rất thuận tiện và dễ dàng bởi vì không gian ở giữa bếp được để trống.

cách phân khu bếp nhà hàng.0003

Kiểu dây chuyền sản xuất 

Cách bố trí bếp nhà hàng theo kiểu dây chuyền sản xuất rất phù hợp cho nhà hàng có lượng thực khách đông, yêu cầu phục vụ nhanh gọn lẹ. 

Theo cách bố trí này, các thiết bị bếp nhà hàng công nghiệp trong khu bếp được bố trí theo hàng dọc với khu sơ chế ở vị trí đầu tiên, tiếp theo là khu chế biến và cuối cùng là khu ra hàng. Cách bố trí này giúp cho đầu bếp có thể nhanh chóng chuyển thức ăn qua các khu vực. Điều này giúp tối ưu hóa năng suất đồng thời tạo điều kiện cho việc lưu thông, thông tin liên lạc dễ dàng. Ngoài ra, các thiết bị có thể được sắp đặt cùng nhau, giúp tiết kiệm không gian cho căn bếp.

cách phân khu bếp nhà hàng.0002

Với những thông tin trên, Viễn Đông mong rằng nó hữu ích cho bạn đọc khi chuẩn bị setup bếp nhà hàng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình! 

>>> 7 Tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng mang lại sự tiện lợi, thông minh <<<

Từ khóa:

Bình luận

avatar
  Subscribe  
Thông báo cho