Thiết kế bếp nhà hàng không phải là một hoạt động đơn giản vì nó vừa phải đảm bảo tính hợp lý, tiện dụng mà còn cần tính thẩm mĩ, tính an toàn sử dụng và vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là những tiêu chuẩn thiết kế bếp nhà hàng và các phân khu bếp nhà hàng giúp cho các nhà đầu tư đánh giá chất lượng thi công nhà bếp và cũng là trợ thủ đắc lực cho những công ty trong ngành thiết kế bếp nhà hàng nắm được tiêu chuẩn cần phải tuân theo.
Thứ nhất: phải đảm bảo đủ không gian cho nhiều đầu bếp và thợ phụ làm việc. Cần phân bố, sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng vị trí để tạo các khoảng trống và lối đi, tránh xảy ra lộn xộn trong quá trình làm việc
Thứ hai: Sắp xếp đồ đạc thông minh không chỉ đảm bảo các yếu tố trông gọn gàng, ngăn nắp mà còn phải tiện lợi cho các đầu bếp sử dụng các đồ đạc này. Các giá đựng đồ, chậu rửa phải được sắp xếp logic, liên kết với nhau. Các đồ dùng trong khâu chế biến phải được sắp xếp cho phù hợp với các khu vực nấu nướng cho các món ăn trong menu.
Những thiết bị cần thiết trong gian bếp công nghiệp: bếp Á, bếp Âu, bếp chiên nhúng, lò nướng salamander, chậu rửa công nghiệp, kệ inox, bàn inox sơ chế, chụp hút khói công nghiệp, bẫy mỡ, tủ sấy chén bát, tủ lạnh công nghiệp, tủ đông, bàn lạnh,….
Thông thường, trong khu vực nhà hàng của các khách sạn, quán ăn, hay resort sẽ dành khoảng 40-60% diện tích cho không gian ẩm thực, 30% cho bếp và khu vực phụ cận. Diện tích còn lại thuộc về kho và văn phòng. Là chủ của một gian bếp công nghiệp, bạn phải tính toán diện tích và phân chia khu vực trong bếp cho hợp lý với diện tích sẵn có. Không chỉ là không gian nấu, mà diện tích dành cho việc nhận hàng, lưu kho, chuẩn bị thức ăn, nấu nướng, rửa bát, trang thiết bị của nhân viên cũng cần được chú trọng.
Nhìn chung, thi công bếp nhà hàng tiêu chuẩn cần có khu sơ chế thực phẩm, sau đó thực phẩm sẽ được chuyển đến khu gia công và cuối cùng là khu nấu nướng, làm chín thực phẩm. Các khu này cần thiết kế sao cho có sự phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Sắp xếp khu vực cung cấp thực phẩm sao cho rất gần vị trí của các đầu bếp.
Tham khảo: >>> Cách phân khu bếp nhà hàng- Cách bố trí bếp nhà hàng nên áp dụng <<<
Nấu ăn là cả một quy trình gồm nhiều công đoạn trực tiếp và gián tiếp từ bảo quản thực phẩm, đến sơ chế, chế biến và dọn rửa. Để đảm bảo được tính vệ sinh sạch sẽ trong bếp ăn nhà hàng thì khi chế biến cần lựa chọn các vật dụng, thiết bị bếp inox với chất liệu phù hợp.
Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là trong các quán ăn, nhà hàng luôn được thực thi một cách tỉ mỉ, tường tận. Là một chủ bếp ăn công nghiệp, bạn cần phải lưu ý để có một không gian nhà bếp sạch sẽ, chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong quy trình thiết kế bếp nhà hàng cần tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên, đem lại cảm giáng thoải mái và tran hòa. Hệ thống đèn điện chiếu sáng cũng phải lựa chọn phù hợp. Vì món ăn có ưa mắt hay không phụ thuộc nhiều vào màu sắc. Ánh sáng vừa đủ sẽ giúp cho các đầu bếp theo dõi được màu sắc và sự biến đổi của món ăn, nếu ánh sáng không tốt dễ xảy ra việc phục vụ món ăn kém chất lượng.
Để đảm bảo trong quá trình sử dụng, an toàn điện và cháy nổ là tiêu chí quan trọng cần được thiết kế tỉ mỉ khi setup nhà bếp.
An toàn cháy nổ trong nhà hàng phải được đảm bảo bằng việc bố trí, lắp đặt hệ thống dẫn ga tuân theo tiêu chuẩn của các loại bếp ăn công nghiệp. Đường dẫn ga vừa đủ dài, chất liệu tốt, không bị oxi hóa dưới tác động của môi trường nhà bếp.
Hệ thống điện chia làm 2 dạng là điện âm tường và điện dây dẫn thông thường. Với điện âm tường thì phải được thiết kế tỉ mỉ cho từng mạch dẫn và ổ cắm, công tắc. Điện dây dẫn thì phải được tối ưu khi sử dụng để không gây lộn xộn, vướng víu khi vận hành nhà bếp. Nhìn chung, các nhà bếp hiện nay đều phải sử dụng kết hợp 2 hệ thống điện này. Bạn lưu ý sử dụng thiết bị điện chất lượng, chống giật, lâu hỏng thì sẽ không gây gián đoạn khi dùng.
Không gian nhà bếp thường xuyên sử dụng nước để cọ rửa, lau sàn, lau bếp và thiết bị nên nhất thiết phải có một hệ thống thoát nước. Hệ thống ống dẫn nước thải nhà bếp công nghiệp cần thoát nước rất nhanh chóng để đảm bảo vệ sinh mà không bị mùi. Bên cạnh đó, quá trình chế biến thực phẩm, nhất là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản… sinh ra rất nhiều lượng dầu mỡ, tất cả lượng dầu mỡ này đều trộn lẫn vào trong nước, được xả thẳng xuống hệ thống thoát nước. Nên thiết kế hệ thống thoát sàn hở, có bẫy mỡ âm sàn hoặc bẫy mỡ dạng nổi để tránh ác nghẽn và dễ dàng xử lý rác thải.
Trong các khu bếp nhà hàng, bếp công nghiệp thường sẽ có các loại bếp á đôi, bếp á ba, bếp nướng than đá, lò nướng…đây là các loại bếp khi hoạt động sẽ phát sinh khói, mùi, và các bụi dầu bay trong không khí, về lâu dài sẽ bám bụi dầu vào các vật dụng khác. Thiết kế hệ thống chụp hút khói công nghiệp ngoài tác dụng khử mùi, khi nấu nướng hệ thống sẽ hút sạch mùi theo đường ống và cho ra ngoài không gian, đảm bảo khu bếp luôn sạch sẽ, không khí dễ chịu. Đây là bước cực gì quan trọng trong thiết kế bếp nhà hàng.
Hi vọng rằng 7 tiêu chuẩn trong setup bếp nhà hàng trên đây không chỉ giúp ích cho các chủ đầu tư nhà hàng kiểm soát chất lượng gian bếp của mình tốt hơn mà còn là công cụ đắc lực cho quá trình thi công và thiết kế bếp nhà hàng của các đơn vị hiện nay!
>>> Những điều tuyệt đối nên tránh khi thiết kế bếp ăn công nghiệp <<<
Bình luận