Không dùng hàn the vì sợ người tiêu dùng tẩy chay, các cơ sở sản xuất giò chả chuyển sang sử dụng nhiều loại phụ gia an toàn hơn, giúp giò chả dai giòn và thơm ngon. Nhưng các loại phụ gia trong sản xuất giò chả đó có thực sự an toàn và đảm bảo? Các đơn vị kinh doanh sản xuất có thể tìm kiếm thông tin và nguồn cung ứng ở đâu ?
Mua nửa kg chả lụa từ một sạp quen trong chợ, chị Lâm Thị Thanh Thủy (quận Tân Phú, TP.HCM) ăn thử thấy đắng. Chị Thủy mời những người hàng xóm ăn thử, tất cả đều có cảm giác đắng miệng. Miếng chả còn mới tinh tại sao lại đắng, những người này nghi ngờ có hàn the hoặc một ”thứ gì khác”.
Dạo quanh các chợ lớn nhỏ tại khu vực Hà Nội, người tiêu dùng không khó có thể nghe thấy những lời mời mọc cùng khẳng định giò chả không có chất phụ gia, không có hàn the, mua về ăn đảm bảo yên tâm…Thế nhưng, anh Nguyễn Văn Thuận ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), một người chuyên làm giò chả xuất buôn cho các mối tại chợ, quán cơm bình dân, nhà hàng… lại tiết lộ: ”Họ cứ nói thế để dễ bán hàng thôi chứ giò chả nào chẳng có hàn the. Mà nếu không có hàn the làm sao ra giò chả dai giòn, bảo quản lâu được”.
Sử dụng phụ gia trong sản xuất giò chả
Người bán thì ”nói một đằng, làm một nẻo”, người mua thì hoang mang không biết gì. Vậy hãy để mayviendong.vn giúp bạn kể tên những phụ gia không được và được Bộ Y tế cho phép trong sản xuất giò chả.
Hàn the là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Trên thực tế, dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận tiềm tàng nguy hiểm cho cơ thể. Theo khuyên cáo trên thế giới, trẻ em ăn phải thực phẩm có lượng hàn the 1-2gr/kg thể trọng sẽ bị tử vong sau 10-12 giờ hoặc có thể bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí não.
Xem qua loại bột hóa chất không nhãn mác mua tại chợ Kim Biên quận 5, TP.HCM; chợ Hôm, chợ Đồng Xuân – Hà Nội… tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, trường ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết: “Nhìn bên ngoài thì có thể là polyphosphate, tuy nhiên nếu có vị đắng thì có thể có thêm một chất phụ gia khác”. Mặc dù polyphosphate không bị đưa vào danh mục cấm nhưng khi lạm dụng sẽ gây tác hại lớn đối với sức khỏe.
Hiện nay các chất phụ gia chế biến giò chả được bán một cách tràn lan với đủ chủng loại như axit sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate… cùng các hương liệu tạo mùi để miếng chả ”đậm đà” mùi thịt. Trong danh sách các phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng, các chất có các chất nhũ hóa có gốc polyphosphate như sodium polyphosphate, trisodium diphosphate, có công dụng điều chỉnh độ axit, tạo xốp, ổn định màu, chống oxy hóa, làm rắn chắc…
Phụ gia thay thế hàn the được Bộ Y tế cho phép sử dụng đó là phụ gia VDN_C1. Ngoài việc tạo kết dính cho giò chả, phụ gia này còn hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hại, giữ màu sắc và mùi vị của sản phẩm tươi ngon, giữ nước.
Sử dụng phụ gia trong sản xuất giò chả
Sử dụng phụ gia trong sản xuất giò chả
Các cơ sở kinh doanh khi đi mua phụ gia, cần được tư vấn kĩ càng từ các chuyên viên. Khi tìm mua cần chú ý nhãn hiệu, xuất xứ và đăng kiểm chất lượng. Và chú ý rằng không nên lạm dụng phụ gia, nó chỉ là một công cụ hỗ trợ cho sản phẩm giò chả của các bạn. Hãy liên hệ với Viễn Đông để được tư vấn tận tình về phụ gia, cách làm giò chả sạch.
Làm giò ngon, không cứ phải là do phụ gia. Với công nghệ làm giò từ các loại máy xay giò tiên tiến hiện nay, người làm giò có thể giảm tối đa lượng phụ gia cần sử dụng mà vẫn đảm bảo giò ngon, giòn dai tự nhiên. Không những vậy còn tiết kiệm công sức, thời gian, nhiên liệu so với các loại máy xay giò cũ. Và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sử dụng phụ gia trong sản xuất giò chả
Các bạn có thể tham khảo thêm tại cơ sở sản xuất máy xay giò Viễn Đông, một địa điểm uy tín và tin cậy trong ngành nghề máy xay giò chả các loại.
Bình luận